Hiện trường vụ tấn công bằng tên lửa vào Dnipro ngày 21/11 (Ảnh: Cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine).
Tên lửa đạn đạo Nga sử dụng để bắn vào thành phố Dnipro vào ngày 21/11 là RS-26 Rubezh, hãng truyền thông Ukrainska Pravdacủa Ukraine trích dẫn các nguồn tin ẩn danh, cho biết.
Trước đó, Ukraine cáo buộc Nga đã bắn ICBM vào các mục tiêu trọng yếu ở Dnipro nhưng Moscow chưa bình luận về thông tin này. Theo Reuters,nếu đây là sự thật, nó sẽ là lần đầu tiên mà Nga sử dụng ICBM sau 1.000 ngày chiến sự bùng phát với Ukraine.
ICBM là vũ khí tự dẫn đường, được đẩy bằng tên lửa, lao xuống mục tiêu nhờ lực hấp dẫn. Những tên lửa có tầm bắn trên 5.500km được xem là ICBM.
Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, mặc dù RS-26 được phân loại là ICBM theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START giữa Mỹ và Nga, nhưng nó cũng có thể được xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm trung.
Tên lửa đạn đạo bao gồm ICBM có thể được bắn ở chế độ tầm thấp, nghĩa là chúng không bay vào không gian và quỹ đạo của chúng vẫn nằm trong bầu khí quyển. Điều đó sẽ sử dụng nhiều nhiên liệu hơn và làm giảm tầm bắn.
ICBM bay với tốc độ vài km/giây. Theo một nguồn tin quân sự, nếu xuất phát từ Nga, RS-26 sẽ mất chưa đầy 10 phút, do khoảng cách từ điểm phóng ở vùng Astrakhan tới Dnipro là hơn 700km.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, dù nó có thể mang đầu đạn thường. Trong kho vũ khí, chúng thường được xếp vào loại vũ khí răn đe do uy lực của dòng tên lửa này.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ, RS-26 có tầm bắn lên tới 5.800km.
CSIS cho biết RS-26 lần đầu tiên được thử nghiệm thành công vào năm 2012 và ước tính dài 12m, nặng 36 tấn và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng 800kg. Mỗi tên lửa có thể mang bốn đầu đạn với sức công phá ước tính là 0,3 megaton.
Mỹ chưa bình luận về vụ việc. Trong khi đó, Peter Stano, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, cho hay đã nắm được thông tin về cáo buộc từ phía Ukraine và đang đánh giá bức tranh toàn cảnh.
"Rõ ràng là các cuộc tấn công như vậy sẽ đánh dấu một sự leo thang rõ ràng khác từ phía Nga. Và trong thời gian qua, chúng ta thực sự không thiếu các dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiếp tục leo thang xung đột", ông nói.
Theo quan chức EU, các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine cho thấy Moscow đang không tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.
Ông nói thêm rằng nếu các báo cáo về việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa được xác nhận, "đó sẽ là một thay đổi về mặt định lượng và định tính khác trong cách tiếp cận này và là dấu hiệu leo thang rõ ràng".
" alt=""/>Tên lửa tầm bắn 5.800km Nga lần đầu tấn công vào UkraineIndonesia "lột xác" nhờ làn sóng cầu thủ nhập tịch (Ảnh: AFC).
Nhờ đó, đoàn quân của HLV Shin Tae Yong đã thi đấu rất tốt. Sau chiến thắng trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Indonesia đã nhảy lên vị trí thứ 3 bảng C với 6 điểm, bằng điểm với Saudi Arabia, Trung Quốc, Bahrain và chỉ kém đội xếp thứ 2 là Australia 1 điểm.
Tuy nhiên, nhiều CĐV Hà Lan tỏ ra không vui khi chứng kiến Indonesia có quá nhiều cầu thủ gốc Hà Lan. Họ cảm thấy đội bóng này giống như đội Hà Lan C. Vì vậy, họ đã lên tiếng yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ.
Trên trang Twitter, tài khoản Sjoerd bình luận: "Sự thành công của Indonesia chẳng có ý nghĩa gì cả. FIFA nên cấm các đội bóng nhập tịch những cầu thủ mà không sinh ra và lớn lên tại đó.
Bằng cách này, nhiều đội bóng đã bóp méo sự cạnh tranh, phá vỡ nguyên tắc công bằng và trong sáng. Phần lớn cầu thủ Hà Lan đang khoác áo Indonesia có gốc gác quá xa xôi. Thật khó để chấp nhận rằng họ là người Indonesia".
Tài khoản Stefan viết: "Indonesia đang trở thành đội Hà Lan C theo cách nào đó. Liệu chăng các bạn có vinh dự khi tham dự World Cup theo cách này?".
Đó là hai trong số vô vàn ý kiến trên Twitter. Tuy nhiên, rất khó để FIFA cấm Indonesia nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Hà Lan nếu như họ có bố mẹ hoặc ông bà là người Indonesia. Bởi điều này đã được FIFA quy định. Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới cũng trực tiếp phê duyệt các trường hợp nhập tịch được khoác áo đội tuyển quốc gia.
Nhiều CĐV Indonesia cũng cảm thấy bất bình khi Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch ồ ạt. Vào tháng trước, nhiều CĐV Indonesia đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách triệu tập cầu thủ nhập tịch của PSSI.
Thậm chí, họ đã căng một băng rôn dài gần 20m trên lan can cây cầu dành cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta với nội dung: "Chúng tôi không ủng hộ chính sách nhập tịch. Chúng tôi muốn cầu thủ trẻ Indonesia được ra sân. Hãy xã hội hóa bóng đá Indonesia".
Trong khi đó, thành viên cấp cao thuộc Ủy ban Olympic Indonesia (NOC), ông Hifni Hasan cũng lên tiếng nhắc nhở: "Tôi muốn nhắn với HLV Shin Tae Yong là tôi rất khắt khe trong vấn đề nhập tịch. Tôi đã nói với ông ấy không nên đưa quá nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Indonesia".
" alt=""/>CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủMột hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Các báo lớn của Mỹ, trong đó có New York Times, CNN, ngày 17/11 đồng loạt đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược chính sách lâu nay, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Theo một quan chức Mỹ, các loại vũ khí này dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu ở Kursk, một tỉnh biên giới của Nga trong bối cảnh Moscow tìm cách đẩy lùi lực lượng quân sự Ukraine ở đây trước khi chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.
Ý tưởng này nhằm giúp Ukraine duy trì quyền kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk càng lâu càng tốt. Kiev được cho là còn kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ tại đây.
Các nguồn tin cho biết Ukraine có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Nga trong những ngày tới bằng tên lửa có tầm bắn hàng trăm km, song không nêu rõ chi tiết.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Cùng ngày, báo Le Figarođưa tin, Pháp và Anh cũng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công bên trong nước Nga. Theo đó, Kiev được sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow để tấn công mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
Quyết định cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) ở Nga đã được Washington xem xét trong nhiều tháng. Giới chức Mỹ vẫn chia rẽ về động thái này. Một số quan chức lo ngại nguy cơ leo thang xung đột, trong khi những người khác lo lắng tình trạng kho vũ khí đang cạn kiệt.
Ukraine từ lâu đã đề nghị Mỹ và các đồng minh, đối tác phương Tây dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với Kiev trong việc sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, phương Tây ban đầu tỏ ra khá dè dặt với đề nghị này.
Động thái đảo ngược chính sách của Mỹ, nếu được xác thực, diễn ra trong bối cảnh Ukraine và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai tới 100.000 binh sĩ đến Nga để hỗ trợ chống lại lực lượng Ukraine. Kiev đang ở thế yếu khi Nga tăng cường phản công ở Kursk và tiếp tục đạt được bước tiến ở mặt trận miền Đông Ukraine.
Một số quan chức Mỹ hoài nghi việc cho phép tấn công tầm xa sẽ giúp Ukraine xoay chuyển cục diện chiến sự, nhưng theo Reuters, quyết định này có thể giúp Ukraine vào thời điểm quân Nga đang tiến nhanh, từ đó có thể đưa Kiev vào vị thế đàm phán tốt hơn trước bất cứ cuộc đàm phán ngừng bắn tiềm năng nào trong thời gian tới.
Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có đảo ngược quyết định của ông Biden khi nhậm chức hay không.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine và tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine sau khi đắc cử, nhưng không nêu rõ giải pháp đó là gì.
Tổng thống đắc cử Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên, song một số cố vấn của ông, trong đó có tỷ phú Elon Musk, đã chỉ trích quyết định "cởi trói vũ khí" cho Ukraine.
" alt=""/>Báo Mỹ: Ông Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga